Căn bệnh rối loạn tiền đình, nguyên nhân, triệu chứng và các cách điều trị phù hợp, hợp lý nhất.

tháng 9 2017

Những triệu chứng rối loạn tiền đình hay bị người bệnh bỏ qua bởi nó khá mơ hồ và giống với một số bệnh lý thông thường. Tuy nhiên, cũng có một số đặc trưng của bệnh giúp bạn nhận ra sớm căn bệnh này để có phương án điều trị hợp lý.
Dưới đây là một số dấu hiệu cơ thể để nhận biết nhanh nhất các triệu chứng rối loạn tiền đình:

Nhức đầu, đau nửa đầu: 

Đây được coi là triệu chứng rối loạn tuần hoàn sơ khai nhất. Người bệnh thường có cảm giác cơ thể lâng lâng, đầu óc khó tập trung. Ở giai đoạn đầu mới chớm, người bệnh thỉnh thoảng thấy xuất hiện các cơn đau đầu xung quanh vùng thái dương, nghỉ ngơi thấy đỡ. Lâu dần bệnh tiến triển, khiến cơn đau thường xuyên liên tục xảy tới, kể cả sau giấc ngủ vẫn có cảm giác nặng đầu, đau nửa đầu sau, khả năng ghi nhớ giảm hẳn,..

 Nhức đầu là triệu chứng của rối loạn tiền đình

Nhức đầu là triệu chứng của rối loạn tiền đình
Ngay khi bạn có các dấu hiệu trên bạn nên cần đi thăm khám bác sĩ cụ thể bởi rất có thể bạn đã bị rối loạn tiền đình. Bạn cần sự chỉ dẫn của bác sĩ để cải thiện tình trạng.

Khó khăn trong việc thay đổi tư thế:

Người bệnh rối loạn tiền đình thường gặp khó khăn trong việc vận động, hay cảm thấy hoa mắt, choáng váng, sây sẩm mỗi khi chuyển từ thế. Đây là triệu chứng rối loạn tuần hoàn nhưng cũng là triệu chứng của tụt huyết áp tư thế. Tránh nhầm lẫn khi sử dụng thuốc không chỉ định.

Ù tai, sợ ánh sáng:

Tiền đình có vai trò ổn định giữ thăng bằng trong việc xử lý tín hiệu, ý thức môi trường xung quanh khi vận động, di chuyển. Đối với những người bị rối loạn tiền đình làm mất khả năng thăng bằng dẫn tới ù tai, suy giảm thính lực 1 bên hoặc cả 2 bên, có thể dẫn tới điếc.

Người bệnh thường có cảm giác ù tai, sợ ánh sáng
Người bệnh thường có cảm giác ù tai, sợ ánh sáng

Ngoài ra, sợ ánh sáng cũng là một triệu chứng rối loạn tiền đình. Người bệnh thường sợ tiếng động, thấy thoải mái hơn ở những nơi yên tĩnh, tránh ánh sáng trực tiếp.

Buồn nôn

Người bệnh cũng có cảm giác nôn nao, muốn ói, có cảm giác say xe ngay cả khi đang ngồi tại chỗ.

Cảm giác nôn nao, muốn òi cũng là triệu chứng của rối loạn tiền đình
Cảm giác nôn nao, muốn òi cũng là triệu chứng của rối loạn tiền đình


Đối với một số người huyết áp không ổn định thường dễ dẫn tới nhịp tim đập nhanh khi lên cơn tiền đình rồi ngất xỉu, chân tay tê bì, lạnh.
Nếu bạn thấy mình gặp các dấu hiệu trên hãy đi thăm khám bác sĩ để nhận được sự tư vấn và bệnh tình một cách chính xác. Bài viết trên đây với một số triệu chứng rối loạn tiền đình sẽ giúp bạn phần nào nhận biết sớm để có phương án điều trị phù hợp.


Rối loạn tiền đình có thể xảy ra ở cả nam và nữ, trên mọi đối tượng. Nó gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của bạn. Nhưng bạn thật sự đã có hiểu biết nhất định về nó? Hãy đọc bài viết và tự so sánh, trang bị thêm kiến thức về hội chứng này.

Rối loạn tiền đình là một bệnh?

Trước tiên chúng tôi muốn nói rối loạn tiền đình không phải là một dạng bệnh. Nó là một hội chứng. Về cơ bản, nó không gây nguy hiểm quá nhiều cho tính mạng của bạn như cao huyết áp,..tuy nhiên nó lại tàn phá nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ thể bạn nhiều hơn những gì bạn nghĩ và cảm nhận qua các triệu chứng. Nó có thể gây điếc , gây tổn thương hai bên tai, suy giảm trí nhớ,...nếu bạn cứ tiếp tục chủ quan không điều trị.

Rối loạn tiền đình là một hội chứng
Rối loạn tiền đình là một hội chứng


Tôi cần thuốc đặc trị rối loạn tiền đình

Trên lý thuyết, không tồn tại thuốc đặc trị cho rối loạn tiền đình, bởi nó không phải là một dạng bệnh lý. Nó là một hội chứng. Do vậy, chỉ tồn tại thuốc hỗ trợ điều trị cho những bệnh nhân bị rối loạn tiền đình.
Để chuẩn xác hơn trong việc điều trị, bạn nên đi thăm khám cụ thể nguyên nhân gây ra. Hoặc bạn cũng có thể xin ý kiến tư vấn của các chuyên gia sức khỏe thông qua các triệu chứng mình mắc phải để có phương pháp điều trị đúng đắn.

Rối loạn tiền đình tôi thấy bố mẹ mình hay gặp?

Quan niệm rối loạn tiền đình chỉ gặp ở ở người cao tuổi trên 55 tuổi trở lên là sai lầm. Thực tế, rối loạn tiền đình ở người cao tuổi chỉ đứng thứ 3 trong top nhóm các đối tượng có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình cao. Nhóm đối tượng có làm việc văn phòng, chịu áp lực căng thẳng nhiều mới là đối tượng hay mắc hội chứng này nhất.

Có phải chứng rối loạn tiền đình thường hay gặp ở người già
Có phải chứng rối loạn tiền đình thường hay gặp ở người già


Không thích dùng thực phẩm chức năng?

Người Việt Nam thường có suy nghĩ thực phẩm chức năng không có tác dụng nhiều nên chỉ muốn sử dụng thuốc tây đặc trị. Thực tế, bất kể loại thuốc tân dược nào cũng có tác dụng phụ và được khuyến cáo không nên sử dụng lâu dài.
Một số nước phát triển, thực phẩm chức năng và một số loại thuốc phòng ngừa bệnh được tuyên truyền để sử dụng rộng rãi hơn để phòng ngừa bệnh. Chính vì vậy, bạn có thể nên lựa chọn cho mình loại thực phẩm chức năng an toàn, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để sử dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Tốt nhất nên lựa chọn các sản phẩm được bào chế từ thiên nhiên.

Bệnh tiền đình hay còn gọi là rối loạn tiền đình là bệnh thường xảy ra nhưng lại dễ bị nhầm lẫn bởi những bệnh khác. Nhiều người lầm tưởng cho rằng đây là căn bệnh tuổi già? Nhưng trên thực tế bệnh có thể thể xảy ra trên mọi đối tượng.

Rối loạn tiền đình có thể xảy ra trên mọi đối tượng
Rối loạn tiền đình có thể xảy ra trên mọi đối tượng

Tiền đình là gì?

Tiền đình là một bộ phận nằm phía sau ốc tai.  Tiền đình có vai trò duy trì sự cân bằng các hoạt động của cơ thể như: khi di chuyển, vận động, thay đổi tư thế. Khi cơ thể thể di chuyển hoạt động, hệ tiền đình cũng tự điều chỉnh phù hợp để giữ thăng bằng.
Bởi vậy , người bị rối loạn tiền đình thường có nguy cơ bị té ngã, đi đứng không vững, sây sẩm mặt mày, dễ bị choáng ngất,..

Rối loạn tiền đình làm ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn 

Mọi người thường khá chủ quan với căn bệnh này và coi nó là bệnh nhẹ. Tuy nhiên, nếu không điều trị sẽ dẫn tới những hệ lụy không mong muốn sau:

  • Cơ thể rơi vào trạng thái suy nhược, mệt mỏi
  • Suy giảm thính lực một bên hoặc cả hai bên tai, lâu dần có thể dẫn tới điếc.
  • Trí nhớ giảm sút, nhớ nhớ quên quên ảnh hưởng tới công việc, học tập
  • Tai nạn do choáng váng, không giữ được cân bằng
  • Mất ngủ thường xuyên do nhức đầu.

Người bị rối loạn tiền đình dễ bị té ngã do mất thăng bằng
Người bị rối loạn tiền đình dễ bị té ngã do mất thăng bằng

Đối tượng có nguy cơ cao bị rối loạn tiền đình

Mọi người thường có quan niệm sai lầm về rối loạn tiền đình là căn bệnh tuổi già. Tuy nhiên, theo khảo sát người độ tuổi trưởng thành đang trong giai đoạn làm việc mắc bệnh  tỷ lệ khá cao.
Dưới đây là một số đối tượng có tỷ lệ cao bị rối loạn tiền đình:
- Nhân viên văn phòng: Người làm việc văn phòng thường có tỷ lệ mắc bệnh rất cao. Do cường độ làm việc với áp lực căng thẳng, thời gian tiếp xúc  với máy tính nhiều, lại ít vận động đi lại. Có thể nói nhóm đối tượng này chính là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Ngoài ra, còn có nguy cơ mắc các bệnh khác như béo phì, gút, trĩ,...

Nhân viên văn phòng có tỷ lệ bị rối loạn tiền đình cao
Nhân viên văn phòng có tỷ lệ bị rối loạn tiền đình cao

- Phụ nữ tiền mãn kinh: Do thay đổi về vấn đề nội tiết tố dẫn tới nhiều triệu chứng như cáu gắt, tình tình thay đổi, bốc hỏa, stress, trầm cảm,..dẫn tới bị rối loạn tiền đình
- Người cao tuổi: có tới 35% bị chứng rối loạn tiền đình với lí do chóng mặt ở người cao tuổi. Họ thường mất ngủ, ăn uống chưa điều độ dẫn tới rối loạn tiền đình.
- Sinh viên, học sinh cũng là đối tượng dễ mắc bệnh bởi hoạt động trí óc nhiều.

Rối loạn tiền đình là hiện tượng khá phổ biến thường xảy ra ở người trưởng thành, người thường xuyên làm việc căng thẳng, mệt mỏi,..Nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và cuộc sống của bạn.

Dấu hiệu mắc bệnh tiền đình

Người bị rối loạn tiền đình có các biểu hiện sơ khai như đau đầu, chóng mặt, sây sẩm mặt mày,...Các triệu chứng này có thể xảy ra một cách liên tục và thường xuyên hơn khi bệnh tiến triển nặng. Người bệnh dễ mất thăng bằng khi di chuyển, đi lại, dễ bị té ngã. Việc thay đổi tư thế cũng khó khăn. Thậm chí, bạn có thể bị suy giảm trí nhớ nếu không điều trị kịp thời.
  Triệu chứng của rối loạn tiền đình như: nhức đầu, hoa mắt, suy giảm trí nhớ,...

Triệu chứng của rối loạn tiền đình như: nhức đầu, hoa mắt, suy giảm trí nhớ,...

Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình

Có khá nhiều nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình. Thường xuyên làm việc với công việc áp lực, cường độ cao cũng có thể gây ra bệnh rối loạn tiền đình.
Một số trường hợp là do tác dụng phụ khi sử dụng các loại thuốc đặc trị, thuốc kháng sinh.
Tuy nhiên, nguyên nhân chính là do thiếu máu lên não, lưu thông máu bị ứ trệ dẫn tới tổn thương các mạch máu, một số nơ ron thần kinh bị chết ảnh hưởng tới quá trình điều khiển của não bộ.

Cách điều trị bệnh rối loạn tiền đình 

Khi người bệnh gặp phải các triệu chứng trên, việc đầu tiên phải làm đó là để người bệnh yên tĩnh nghỉ ngơi, tránh nơi có ánh sáng mạnh, nơi có tiếng ồn. Cho người bệnh uống 1 ly nước hoặc sữa ấm.

Một lý sữa nóng nếu bạn gặp phải triệu chứng của rối loạn tiền đình
Một lý sữa nóng nếu bạn gặp phải triệu chứng của rối loạn tiền đình

Sau đó, bạn cho người bệnh sử dụng thuốc điều trị theo đơn của bác sĩ hoặc sử dụng một số loại thực phẩm chức năng an toàn với người sử dụng.
Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh nhân không khuyên giảm nên đưa tới bệnh viện để được điều trị thích hợp.

Một số mẹo đề phòng rối loạn tiền đình


Hãy uống đủ nước cũng là một cách phòng ngừa rối loạn tiền đình
Hãy uống đủ nước cũng là một cách phòng ngừa rối loạn tiền đình


  • Uống đủ nước mỗi ngày (1,5 – 2 lít nước)
  • Nên tập thể dục đều đặn một số bài tập tốt cho lưu thông máu, xoa bóp nhiều hơn phần vai, gáy, thái dương để đả thông các huyệt đạo quan trọng.
  • Tránh làm việc quá nhiều với máy tính, giảm áp lực, căng thẳng.
  • Sống điều độ, lành mạnh (nói không với bia rượu, chất kích thích, hạn chế sử dụng cà phê)
  • Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan


Hiện nay, rối loạn tiền đình hiện nay có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Nó ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bạn rất nhiều. Bệnh cần được phát hiện sớm và chữa trị triệt để. Vậy bạn cần đi khám khi nào để có thể phát hiện kịp thời bệnh ?

Rối loạn tiền đình có triệu chứng gì?

Rối loạn tiền đình có thể gọi nó với tên “bệnh giả vờ”. Bởi những triệu chứng của người bị rối loạn tiền đình ngoại biên rất mơ hồ. Có thể chỉ là một vài cơn đau đầu, thỉnh thoảng mệt mỏi, choáng váng và biến mất. Do vậy, khá nhiều người chủ quan với những triệu chứng này.

Một số triệu chứng của rối loạn tiền đình
Một số triệu chứng của rối loạn tiền đình

Chỉ tới khi các triệu chứng xuất hiện thường xuyên, liên tục khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược mới được quan tâm. Bạn có thể cũng gặp các biểu hiện như ù tai, không nghe rõ một bên tai hoặc cả hai bên, đau đầu kèo dài, choáng váng, nôn mửa, ...
Đối với người mắc bệnh rối loạn tiền đình trung ương còn bị suy giảm trí nhớ, khó tập trung làm việc, đi đứng không vững,..

Khi nào bạn cần đi khám?

Nhức đầu, chóng mặt, xây sẩm mặt mày là các triệu chứng tiêu biểu của rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, đồng thời nó cũng là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác như tụt huyết áp, tai biến, thiểu năng tuần hoàn máu não, ...Do đó, bạn cần đi khám nếu gặp các triệu chứng trên, tránh tình trạng nhầm lẫn nguyên nhân gây bệnh, dẫn tới điều trị bệnh sai cách làm cho bệnh không những không khuyên giảm mà còn tiến triển theo chiều hướng xấu.
Người bệnh có thể đến khám ở các chuyên khoa nội thần kinh, thực hiện một số các xét nghiệm như xét nghiệm máu,  chụp X quang,...Để yên tâm có thể cộng hưởng từ hoặc chụp các lớp để bác sĩ có thể chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và có phác đồ điều trị thích hợp.
  Bạn nên đi khám khi có triệu chứng của rối loạn tiền đình

Bạn nên đi khám khi có triệu chứng của rối loạn tiền đình

Bạn nên thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ để có hiệu quả trị bệnh tốt nhất. Ngoài ra, cũng cần hết sức lưu ý tư thế nằm cho thích hợp nghiêng về trái hoặc nằm ngửa tránh đè lên tay, không nên nằm gối quá cao ảnh hưởng tới việc lưu thông máu và gây mỏi vai gáy. Đồng thời cũng nên điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, ăn uống nghỉ ngơi điều độ, tránh làm việc quá nhiều áp lực, căng thẳng. Nên tập thể dục thể thao với các bài tập nhẹ nhàng, ăn uống đủ chất, tránh sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, cà phê. Và cuối cùng hãy luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.

Rối loạn tiền đình là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, khá nhiều người vẫn còn mơ hồ về khái niệm bệnh này. Bà viết dưới đây, chúng tôi xin được trình bày một cách tổng quan nhất về căn bệnh trên.

Rối loạn tiền đình là gì?

Rối loạn tiền đình là bệnh gì?
Rối loạn tiền đình là bệnh gì?

Trước tiên, tiền đình chính là bộ phận nằm giữa hai bên ốc tai với tác dụng chính là giữ cân bằng cơ thể khi có những hoạt động thể chất như : đi đứng, vận động, xoay người,..các hoạt động di chuyển, vận động.
Khi bạn bị rối loạn tiền đình tương đương với việc bạn mất thăng bằng cơ thể, gây mệt mỏi khó khăn trong việc đi lại.

Rối loạn tiền đình có mấy loại?

Người ta chia rối loạn tiền đình được chia làm 2 loại dựa trên các triệu chứng của bệnh như sau:
Rối loạn tiền đình ngoại biên: Đây được xem là bệnh lý lành tính về cơ bản không quá ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống người bệnh. Nguyên nhân gây bệnh thường là do thiếu máu lên não, nghẽn mạch máu vùng sau gáy, các bệnh về tai như viêm tai xương, viêm tai giữa,...
Ngoài ra, việc bạn sử dụng nhiều loại thuốc đặc trị, thuốc kháng sinh chữa bệnh hoặc sử dụng quá nhiều rượu bia, chất kích thích cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình.
Một số triệu chứng cơ bản của người bị rối loạn tiền đình ngoại biên như: chóng mặt kéo dài và liên tục, khó khăn trong việc thay đổi tư thế kèm theo bị ù tai, nhức đầu, hoa mắt, giảm thính lực,..Người mắc bệnh thường xuyên cảm thấy choáng váng, đứng không vững, không thích ánh sáng, sợ âm thanh, chỉ thích nơi yên tĩnh.
Phân loại bệnh rối loạn tiền đình
Phân loại bệnh rối loạn tiền đình


Rối loạn tiền đình trung ương: Đây là tình trạng bệnh lý thường gặp nhất của việc thiểu năng tuần hoàn não. Rối loạn tiền đình trung ương có sự xuất hiện tổn thương nhân tiền đình có thể là do các động mạch bị xơ cứng dẫn tới việc máu khó lưu thông; thoái hóa các đốt sống cổ khiến các dây thần kinh bị chèn ép; tụt huyết áp nhanh đột ngột,...
Các triệu chứng của rối loạn tiền đình trung ương cũng gần giống với rối loạn tiền đình ngoại biên tuy nhiên mức độ nặng hơn, tần suất xảy ra nhiều hơn với khoảng thời gian kéo dài. Thêm vào đó, người mắc bị rối loạn tiền đình trung ương thường bị suy giảm trí nhớ, khó tập trung, mau quên, có tình trạng nôn ói đi kèm.

Rối loạn tiền đình ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống thường ngày của bạn. Do đó, không nên lơ là, chủ quan khi xuất hiện các triệu chứng trên, nên chủ động đi thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget